So sánh cửa gỗ HDF Veneer và cửa gỗ HDF Laminate
Khi lựa chọn mua cửa gỗ HDF hay còn gọi là cửa gỗ công nghiệp, điều đầu tiên khách hàng phải lưu ý đó vật liệu phủ bề mặt. Trong phân khúc trung – cao cấp, bề mặt cửa gỗ HDF được chia làm 2 loại: cửa gỗ Veneer và cửa gỗ Laminate. Với phân khúc giá rẻ, nhà sản xuất có thể thay thế Laminate bằng Melamine, tương tự film nhựa PVC thay thế cho Veneer nhằm tiết kiệm chi phí. Trong nội dung bài này, Austdoor Hà Nội sẽ so sánh những tính chất, ưu nhược điểm của cửa gỗ HDF Veneer và cửa gỗ HDF Lamiante.
Tìm hiểu Laminate và Veneer là gì ?
Có thể bạn chưa biết, cùng là một bộ cửa gỗ HDF, chỉ khác nhau bề mặc phủ là Veneer hoặc Laminate sẽ quyết định đến 80% tính chất của toàn bộ cửa.
Khái niệm, ưu nhược điểm Veneer là gì ?
Veneer là gỗ được lạng mỏng 0.3 – 0.9 ly từ một cây gỗ tự nhiên, sau đó phơi sấy khô. Veneer được dán vào bề mặt đồ nội thất như: cửa gỗ công nghiệp, bàn, tủ … tạo cảm giác giống “gỗ nguyên khối”. Cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học, giờ đây chúng ta đã sản xuất được Veneer nhân tạo với chi phí thấp hơn, ít hao hụt, nhiều mẫu mã hơn so với Veener tự nhiên. Veneer nhân tạo cũng được tạo bởi gỗ tự nhiên, tuy nhiên đã được tách thành từng sợi gỗ nhỏ sau đó lại phối ghép lại thành mẫu vân và màu theo mong muốn.

Vật liệu Veneer gỗ quý được phủ bề mặt cửa gỗ công nghiệp Austdoor
Veneer được ứng dụng vào làm đồ gỗ nội thất sẽ tiết kiệm chi phí hơn so với gỗ tự nhiên truyền thống. Veneer là giải pháp hữu hiệu cho việc hạn chế khai thác gỗ rừng tự nhiên. Vật liệu Veneer có khả năng uốn dẻo, bo góc liền mạch nên phù hợp làm bề mặc nhiều đồ dùng nội thất. Nhược điểm của vật liệu Veneer là dễ bị bong tróc khi chịu tác động ngoại lực hay môi trường hơi ẩm. Để phân biệt được màu sắc, hệ vân và tính chất vật lý của từng loại Veneer, mời quý độc giả xem tiếp tại: Gỗ Veneer là gì ? Veneer Sồi, Tần bì, Óc chó, Xoan đào
Khái niệm, ưu nhược điểm Lamiante là gì ?
Laminate là vật liệu phủ nhân tạo được 2 nhà khoa học người Mỹ là Daniel J.O’Conor và Herbert A.Faber phát minh năm 1992. Laminate có những đặc tính vược trội như khả năng chịu lực tốt, chống xước, chống cháy, chịu nước và chống ăn mòn. Nhờ vậy mà vật liệu Laminate được coi là nồi đồng cối đá nhất trong số tất cả vật liệu phủ nội thất hiện nay. Ngoài ra, vật liệu Laminate còn đa dạng về mẫu mã khi có thể mô phỏng được nhiều loại hoa văn như gỗ, đá, kim loại, 3D.
Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của Laminate đó là tính giòn, không thể uốn cong. Với các đồ nội thất chi tiết cao, đòi hỏi phải bo góc thì vật liệu Laminate lại không phù hợp. Ngoài ra, chi phí cũng là rào cản để khách hàng tiếp cận với đồ nội thất phủ Laminate.
So sánh tính chất, ưu – nhược điểm cửa gỗ Veneer và cửa gỗ Lamiante
Như đã chia sẻ ở đầu bài, cửa gỗ HDF Veneer và cửa gỗ HDF Laminate dù chỉ khác nhau chưa đến một ly vật liệu phủ bề mặt nhưng lại quyết định đến 80% tính chất toàn bộ cửa. Chúng ta cùng so sánh sự khác nhau, ưu nhược điểm của gỗ Veneer và cửa gỗ Laminate dựa trên 5 tiêu chí sau đây:

Cửa gỗ công nghiệp Laminate và Cửa gỗ công nghiệp Veneer thương hiệu Huge của Austdoor
1. So sánh tính thẩm mỹ cửa gỗ HDF Veneer và cửa gỗ HDF Laminate
Khó có thể nói giữa cửa gỗ Veneer và cửa gỗ Laminate, dòng nào đẹp hơn vì mỗi bên đều đẹp theo một cách khác nhau. Nếu như cửa gỗ HDF Veneer thu hút người dùng bởi vẻ ấm cúng, sang trọng giống gỗ quý tự nhiên thì cửa gỗ HDF Laminate tạo cảm giác cứng cáp, đơn giản nhưng hiện đại. Với không gian nội thất sử dụng nhiều gỗ tự nhiên, phong cách Tân Cổ Điển và Cổ Điển, khách hàng có xu hướng lựa chọn cửa gỗ công nghiệp Veneer hơn. Ngược lại, các gia đình trẻ với không gian sống hiện đại, các đồ nội thất như bếp, bàn, giường tủ sử dụng gỗ công nghiệp phủ Laminate thì cửa gỗ Laminate là giải pháp đồng bộ được ưu tiên hơn.
2. Sự đa dạng mẫu mã giữa cửa gỗ công nghiệp Veneer và cửa gỗ công nghiệp Laminate
Tính chất vật lý của Veneer là có thể tính dẻo, uốn và bo góc nên cửa gỗ Veneer có thể làm được nhiều mẫu mã phức tạp như cửa gỗ pano huỳnh, ô fix, cánh cửa gỗ ghép phào chỉ nổi, ghép kính, ô chớp, kẻ chỉ …

Cửa gỗ công nghiệp Veneer thương hiệu Huge đa dạng về mẫu mã.
So sánh với vật liệu Laminate có tính giòn, không uốn được nên mẫu mã cửa gỗ Laminate bị hạn chế rất nhiều. Cửa gỗ Laminate chỉ có thể thiết kế duy nhất mẫu phẳng, trang trí thêm kẻ chỉ chứ không thể ghép thêm kính hay ô chớp. Do có thể đáp ứng được tất cả các nhu cầu về mẫu mã của khách hàng nên cửa gỗ Veneer được khách hàng cá nhân lựa chọn sử dụng cho gia đình nhiều hơn.
3. So sánh độ bền cửa gỗ HDF Veneer và cửa gỗ HDF Laminate
Độ bền lại là điểm yếu cố hữu của cửa gỗ HDF Veneer. Trong môi trường có độ ẩm cao như phòng vệ sinh, cửa gỗ công nghiệp Veneer chắc chắn sẽ bị bong tróc bề mặt, xuống cấp chỉ sau vài năm sử dụng. Do đó, Austdoor Hà Nội khuyến cáo khách hàng chỉ nên lựa chọn cửa gỗ HDF Veneer trong môi trường khô ráo như phòng khách, phòng ngủ. Với phòng vệ sinh có vách tắm riêng, có thể lắp được cửa gỗ Veneer nhưng độ bền sẽ không cao.

Mẫu cửa gỗ công nghiệp Laminate thiết kế phẳng – kẻ chỉ hiện đại
Kế thừa độ bền “nồi đồng cối đá” của Laminate nên cửa gỗ Laminate có khả năng chịu nước, hóa chất, chịu lực, chống xước cực kỳ tốt. Chính vì thế nên cửa gỗ công nghiệp Laminate được ưu tiên lắp đặt tại các công trình công cộng, tầng suất sử dụng nhiều. Trong gia đình, khách hàng thường lựa chọn cửa gỗ Laminate để lắp tại phòng vệ sinh, phòng tắm thay thế cửa nhôm kính truyền thống. Để hiểu hơn về khái niệm “cửa gỗ chịu nước”, mời các bạn xem thêm: Cửa gỗ chịu nước là gì ? Các dòng cửa gỗ chịu nước trên thị trường
4. Thích ứng với công trình giữa cửa gỗ HDF Laminate và cửa gỗ HDF Veneer
Trong lĩnh vực thi công cửa gỗ, chất lượng một bộ cửa gỗ HDF sẽ được quyết định bởi 3 yếu tố là ô chờ cửa công trình, độ chính xác của bộ cửa và tay nghề người thợ. Chỉ cần 1 trong 3 yếu tố trên không đảm bảo sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng bộ cửa gỗ công nghiệp sau cùng.
Theo kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, Austdoor Hà Nội nhận ra rằng, việc thi công lắp đặt bộ cửa gỗ Laminate luôn khó khăn hơn so với cửa gỗ HDF Veneer. Để đòi hỏi chất lượng ô chờ cửa phải chính xác tuyệt đối là một điều rất không khả thi. Dẫn đến trong quá trình thi công lắp đặt, người thợ có kinh nghiệm sẽ lựa theo điều kiện công trình thực tế để lắp cửa cho phù hợp. Do vật liệu phủ Laminate có tính cứng, nên thợ thi công sẽ gặp khó khăn trong việc uốn nắn bộ cửa theo ô chờ thực tế.
5. Giá thành cửa gỗ công nghiệp Laminate và cửa gỗ công nghiệp Veneer.
Giá thành vật liệu Laminate luôn cao hơn khá nhiều so với Veneer tự nhiên. Tuy nhiên, vật liệu phủ chỉ là một yếu tố để cấu thành nên một bộ cửa gỗ hdf hoàn thiện. Xét tổng thể, một bộ cửa gỗ Laminate sẽ có giá thành cao hơn không nhiều so với cửa gỗ Veneer.
Để tìm hiểu thêm về Báo giá, Mẫu mã, Mô tả chi tiết về 2 dòng cửa gỗ Veneer và cửa gỗ Laminate, mời các bạn xem tại:
Tổng kết kinh nghiệm trong việc lựa chọn cửa gỗ HDF Veneer và cửa gỗ HDF Laminate
TIÊU CHÍ | CỬA GỖ VENEER | CỬA GỖ LAMINATE |
Thẩm mỹ | Ấm cúng, sang trọng giống gỗ quý tự nhiên | Cứng cáp, đơn giản nhưng hiện đại. |
Mẫu mã | Đa dạng mẫu mã: ghép kính, pano huỳnh, phào chỉ, ô fix, ô chớp, kẻ chỉ. | Duy nhất mẫu phẳng, trang trí thêm kẻ chỉ. |
Độ bền | Bị bong tróc bề mặt trong môi trường độ ẩm cao. Chịu lực, chống xước, hóa chất kém. | “Nồi đồng cối đá” với khả năng chịu nước, hóa chất, chịu lực, chống xước cực kỳ tốt. |
Thích ứng | Dễ uốn nắn bộ cửa theo ô chờ thực tế. | Khó uốn nắn bộ cửa theo ô chờ thực tế. |
Giá thành | Giá thành cửa gỗ Laminate cao hơn cửa gỗ Veneer đôi chút, không đáng kể. | |
Khuyên dùng | Sử dụng làm cửa phòng ngủ, cửa chính cho gia đình, cửa văn phòng trong môi trường khô ráo. Có thể sử dụng làm cửa vệ sinh với điều kiện có vách kính tắm riêng. Phong cách: Hiện đại, Cổ điển, Tân cổ điển | Ưu tiên lựa chọn cho cửa công cộng, văn phòng với tầng suất sử dụng lớn. Sử dụng làm cửa phòng ngủ, cửa vệ sinh cho gia đình. Phong cách: Hiện đại |
Mời quý độc giả tham khảo thêm nôi dung liên quan:
- So sánh ưu nhược điểm cửa gỗ công nghiệp HDF, cửa gỗ nhựa, cửa nhựa ABS
- Phân biệt cửa gỗ công nghiệp cao cấp và cửa gỗ công nghiệp giá rẻ
- So sánh cửa gỗ công nghiệp MDF và cửa gỗ công nghiệp HDF
Mọi thắc mắc về Báo giá – Tư vấn cửa gỗ công nghiệp xin vui lòng liên hệ theo Hotline 0898.022.333
Leave a Reply